1. Kiểm toán năng lượng
Kiểm toán năng lượng là gì?
Là hoạt động khảo sát chi tiết các thiết bị, hệ thống sử dụng năng lượng nhằm đưa ra các phân tích đánh giá chi tiết về năng lượng sử dụng cho một cơ sở sản xuất, tòa nhà và các cơ sở dịch vụ khác đồng thời, thông qua các phân tích chi tiết đó, những giải pháp cụ thể được tư vấn để giúp cho doanh nghiệp giảm năng lượng tiêu hao (điện, nhiên liệu).
Lợi ích khi thực hiện kiểm toán năng lượng?
Xác định được tiềm năng tiết kiệm năng lượng và mức độ ưu tiên của từng giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Đánh giá được ảnh hưởng của giải pháp tiết kiệm năng lượng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp trong tương lai.
Tại sao lựa chọn ENERVI là đơn vị Tư vấn kiểm toán năng lượng?
- Đội ngũ kiểm toán viên có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán năng lượng và tư vấn giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nước và quốc tế.
- Hệ thống thiết bị đo lường được trang bị hiện đại, độ tin cậy cao.
- Mạng lưới cộng tác viên, chuyên gia, đối tác trong và ngoài nước như Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Bách Khoa, dự án phát thải Cacbon của Đan Mạch
2. Tư vấn, Đào tạo và xây dựng hệ thống quản lý quản lý chất lượng, năng lượng, môi trường và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp theo tiêu chuẩn.
ISO 9001:2015
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO ban hành lần đầu năm 1987, và sửa đổi lần 4 năm 2015, nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kể cả dịch vụ hành chính do các cơ quan Nhà nước thực hiện.
Các tổ chức, cơ quan thuộc mọi nghành nghề hiểu rằng việc thực hiện Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã được công nhận sẽ góp phần cải thiện hoạt động chất lượng, cải tiến uy tín thương hiệu và tăng lợi nhuận (hoạch định rõ hành động khắc phục, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, khuyến khích cải tiến liên tục, hướng vào hệ thống quản lý và hệ thống văn bản để chứng minh tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống).
ISO 50001: 2011
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001:2011 là để hỗ trợ tổ chức phát triển Hệ thống quản lý năng lượngbền vững và quy trình để nâng cao hiệu suất năng lượng của họ. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001: 2011 có cấu trúc tương tự tiêu chuẩn môi trường ISO 14001: 2004 và tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001: 2008. Quản lý năng lượng có hệ thống dẫn đến tiêu thụ năng lượng, chi phí năng lượng và hiệu ứng hà kính, khí phát thải.
ISO 14001:2015
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 (do Tổ Chức Quốc Tế về Tiêu chuẩn hoá – ISO – ban hành) qui định rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường, trong đó đặc biệt lưu ý tới các qui định pháp lý về tác động và ảnh hưởng của môi trường, nhằm giúp các doanh nghiệp hệ thống hoá chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho những yếu tố môi trường mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và tác động được. Tuy nhiên, bản thân tiêu chuẩn ISO 14001 không qui định các chuẩn mực cụ thể về việc thực hiện công tác quản lý môi trường.
ISO 45001
ISO 45001 là một bộ tiêu chuẩn chuyên sâu về Hệ Thống Quản Lý An Toàn và Sức Khoẻ Nghề Nghiệp (gọi tắt là OH&S) được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro về an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp đồng thời cải thiện công tác quản lý.
Hai khía cạnh quan trọng của ISO 45001 là cam kết chấp hành các qui định cũng như chính sách pháp luật và cam kết cải tiến liên tục hệ thống.
ISO 45001 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức kể cả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
ISO 26000
ISO 26000 là tiêu chuẩn do Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (Social Accountbility International - SAI) ban hành lần đầu năm 1997 và sửa đổi năm 2001, đưa các yêu cầu về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển
Thuật ngữ “Trách nhiệm xă hội” trong tiêu chuẩn ISO 26000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; Kỷ luật; Thời gian làm việc; Sự đền bù và Hệ thống quản lý.
HACCP và ISO 22000 : 2005
HACCP là chữ viết tắt từ Hazard Analysis & Critical Control Points - Phân tích các mối nguy và xác định các Điểm kiểm soát trọng yếu.
HACCP là một hệ thống phân tích giúp nhận dạng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro nhiễm bẩn trong quá trình chế biến thực phẩm. HACCP còn là một công cụ để đánh giá các mối nguy và xây dựng hệ thống kiểm soát nhằm chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa hơn là lệ thuộc vào kết quả kiểm tra thành phẩm. Bất kỳ một hệ thống HACCP nào cũng có khả năng thay đổi thích nghi với các tính năng của thiết bị, với quá trình chế biến cũng như với các tiến bộ công nghệ.
ISO/TS 16949
ISO/TS 16949 là một tiêu chuẩn quản lý dành cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (và xe gắn máy) được áp dụng toàn thế giới do các thành viên của IATF phát triển.
ISO/TS 16949 là quy định kỹ thuật về hệ thống quản lý chất lượng dành cho ngành ô tô dựa trên cấu trúc các yêu cầu của ISO 9001:2015, AVSQ của Ý, EAQF của Pháp, QS 9000 của Mỹ và VDA6 của Đức. Nói cách khác ISO/TS 16949 là tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015 có bổ sung thêm các yêu cầu đặc trưng của lĩnh vực sản xuất ô tô (và xe gắn máy) cũng như toàn bộ chuỗi cung cấp trong ngành này.
Đây là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy và phụ tùng liên quan.
SPC
SPC (Statistical Proccess Control) là kiểm soát quá trình sản xuất bằng phương pháp thống kê. Đây là phương pháp kiểm soát sản xuất tích cực, có cơ sở khoa học. Dựa vào 7 công cụ thống kê và các kỹ thuật thống kê khác, người quản lý sẽ làm chủ mọi diễn biến của quá trình sản xuất, có các hành động khắc phục/phòng ngừa khi cần thiết.
Đánh giá sự phù hợp
Để khẳng định một đối tượng nào đó thoả mãn các yêu cầu trong các văn bản qui định, cần tiến hành xem xét các khía cạnh có liên quan của đối tượng đó một cách hệ thống. Hoạt động này gọi là đánh giá sự phù hợp. Nói chính xác hơn, đánh giá sự phù hợp là sự xem xét một cách hệ thống để xác định mức độ mà một thực thể có khả năng đáp ứng các yêu cầu quy định.
Lợi ích khi xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn?
-
Xây dựng hệ thống quản lý đảm bảo bảo đáp ứng yêu cầu và không ngừng gia tăng mức độ thỏa mãn yêu cầu khách hàng
-
Tối ưu hóa vận hành và quản lý mang tính hệ thống các khía cạnh doanh nghiệp quan tâm
-
Đáp ứng phù hợp các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, hòa nhập kinh tế quốc tế
-
Tối ưu hóa chi phí thông qua phòng ngừa nguy cơ rủi ro trong hoạt động của tổ chức.
-
Công cụ hữu hiệu trong chiến lược phát triển bền vững của tổ chức
-
3. Tư vấn và Chuyển giao công nghệ
Thực hiện đo đạc đánh giá, cân bằng năng lượng và phân tích chi tiết về năng lượng cho các hệ thống sử dụng nhiều năng lượng trong công nghiệp bao gồm:
-
Lò hơi và hệ thống thiết bị sử dụng hơi trong công nghiệp
-
Máy nén khí và hệ thống sử dụng khí nén trong công nghiệp
-
Máy lạnh và hệ thống thiết bị sử dụng lạnh trong công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại
-
Hệ thống thông gió, điều hòa không khí trong công nghiệp và tòa nhà.
-
Hệ thống nung gạch, gốm sử dụng lò tuynel và lò Hoffmann.
Thực hiện tư vấn, hướng dẫn xây dựng, chuyển giao công nghệ cho các loại hình lò nung đốt gạch, ngói, theo công nghệ lò gạch liên tục kiểu đứng VSBK; lò vòng Hoffman, lò zigzag.
Thực hiện tư vấn lập hồ sơ Chương trình Quỹ đầu tư Xanh
-
-
Chuẩn bị lập hồ sơ (lập kế hoạch thực hiện, lập các biểu mẫu, check list, bố trí nhân sự)
-
Khảo sát thực địa
-
Thu thập dữ liệu
-
Lập kết quả tính toán tiết kiệm năng lượng
-
Lập hồ sơ theo đúng yêu cầu của Quỹ đầu tư xanh với 2 bản Tiếng Việt và Tiếng Anh để dự án phê duyệt.
4. Đào tạo
Cung cấp dịch vụ đào tạo về lĩnh vực năng lượng và quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn
Thực hiện dịch vụ đào tạo về lĩnh vực năng lượng – tối ưu hóa sử dụng hệ thống năng lượng cho các ngành công nghiệp (lò hơi, lò tuynel, hệ thống nhiệt) và hệ thống nhiệt nhà máy nhiệt điện
-
Thực hiện dịch vụ đào tạo quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn
-
Nhận thức chung về các tiêu chuẩn
-
Xây dựng hệ thống văn bản
-
Công cụ quản lý hiệu quả: 5S, Kaizen,....