Đường Cơ Sở Năng Lượng (Phần 2) Tính Toán Năng Lượng Tiết Kiệm Và Lũy Kế Tiết Kiệm.

Ở phần 1 chuyên gia ENERVI đã phân tích và hướng dẫn xây dựng về đường cơ sở năng lượng (EnB) và chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (EnPI). Tại phần này chúng ta sẽ tiếp tục với việc tính toán chỉ số tiết kiệm năng lượng đạt được từ đó vẽ đường lũy kế tiết kiệm năng lượng (CUSUM) thông qua chỉ số hiệu quả năng lượng EnPI và đường cơ sở năng lượng EnB.
Hình: Đường lũy kế TKNL minh họa (cusum)
Như đề cập ở phần trước thì chúng ta có 2 công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của 1 đơn vị/tổ chức là chỉ số EnPI và đường EnB.
Chỉ số EnPI là một hằng số thể hiện giá trị năng lượng tiêu hao bình quân để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Thông thường EnPI dùng để so sánh kết quả hoạt động năng lượng theo 1 chu kỳ được xác định như:
- Sử dụng chỉ số EnPI tháng 1 năm 2016 làm chuẩn mực để đánh giá tháng 1 năm 2017
- Sử dụng chỉ số EnPI 6 tháng đầu năm 2016 làm chuẩn mực để đánh giá 6 tháng cuối năm 2016
- Sử dụng chỉ số EnPI năm 2016 để đánh giá hiệu quả của năm 2017.
Khác với EnPI thì đường EnB là một hàm số thể hiện mối liên quan giữa giá trị sử dụng năng lượng và giá trị sản phẩm đầu ra [y = A*x + B] vậy làm như thế nào để tính được giá trị tiết kiệm năng lượng thực tế đạt được. Sau đây chuyên gia ENERVI sẽ trình bày cho các bạn cách tính giá trị TKNL và vẽ đường lũy kế năng lượng tiết kiệm theo 2 phương pháp khác nhau, xin mời xem video hướng dẫn:

Các bài viết liên quan

Đường cơ sở năng lượng (Phần 4): Hàm hồi quy đa biến

15/06/2017

Trong phần này ENERVI sẽ chỉ một phương pháp nâng cao với độ phức tạp cao hơn là xây dựng đường...

Đường cơ sở năng lượng (Phần 3): Xử lý dữ liệu đường cơ sở năng lượng

15/06/2017

Trong phần này chuyên gia ENERVI sẽ đi phân tích chỉ ra nguyên nhân và các biện pháp xử...

Tổng quan về đường cơ sở năng lượng

02/06/2017

Đường cơ sở năng lượng là điểm khởi đầu để đo lường hiệu suất năng lượng theo thời gian. Nó được...